Dinh III, còn gọi là dinh Bảo Ðại, được xây trong khoảng từ năm 1933 đến 1938, do một kiến trúc sư người Pháp và kiến trúc sư Huỳnh Tấn Phát thiết kế.
Ðây là một dinh thự vô cùng đẹp đẽ và trang nhã, nằm giữa một rừng thông thuần chủng nhiều tuổi gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Aân và một hồ nước nhỏ hoà quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng. Dinh III được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Hébrard dành cho dinh toàn quyền.
Về phong cách kiến trúc, dinh III cũng là một trong những công trình chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở Châu Âu. Ðiểm đáng lưu ý ở công trình kiến trúc này là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ kiểu cung điện ở Pháp trồng toàn cây cảnh cắt đẹp và những cụm hồng quý nở hoa quanh năm. Bồn hoa phía trước dinh tương đối rộng và hoa được trồng, chăm sóc khá chu đáo. Ẩn dưới tán lá thông và xen giữa các thảm cỏ xanh là những con đường nhỏ để đi dạo quanh dinh.
Tương tự như dinh II, dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử.
Dinh III là một kiến trúc đẹp, gắn liền với một giai đoạn lịch sử cuối triều Nguyễn. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật giá trị của gia đình vua Bảo Ðại.
Ðây là một dinh thự vô cùng đẹp đẽ và trang nhã, nằm giữa một rừng thông thuần chủng nhiều tuổi gắn liền với các tiểu cảnh kiến trúc công viên, vườn Thượng Uyển, rừng Ái Aân và một hồ nước nhỏ hoà quyện vào nhau một cách rất hợp lý và thơ mộng. Dinh III được bố trí trên một đỉnh đồi mà trong dự án chỉnh trang Ðà Lạt của Hébrard dành cho dinh toàn quyền.
Về phong cách kiến trúc, dinh III cũng là một trong những công trình chịu ảnh hưởng của trào lưu cách tân về kiến trúc ở Châu Âu. Ðiểm đáng lưu ý ở công trình kiến trúc này là phía bên phải cổng vào và phía sau dinh có một vườn hoa nhỏ kiểu cung điện ở Pháp trồng toàn cây cảnh cắt đẹp và những cụm hồng quý nở hoa quanh năm. Bồn hoa phía trước dinh tương đối rộng và hoa được trồng, chăm sóc khá chu đáo. Ẩn dưới tán lá thông và xen giữa các thảm cỏ xanh là những con đường nhỏ để đi dạo quanh dinh.
Tương tự như dinh II, dinh III là một công trình kiến trúc đồ sộ với mái bằng và các hình khối cân đối nhưng không đăng đối một cách cứng nhắc. Cửa chính diện rộng vừa phải (khoảng 4m), có sảnh trước khi vào tầng trệt là phòng tiếp tân và các phòng làm việc: bên phải là văn phòng của vua Bảo Ðại, thư viện; bên trái là phòng họp và các phòng làm việc khác; phía trong là phòng giải trí. Ðiều đáng chú ý là việc thiết kế các phòng làm việc của dinh được gắn với các tiểu cảnh kiến trúc không gian phía trong và ngoài thông với nhau qua các lối đi và cửa sổ kính bằng khung thép, tạo ra một khung cảnh hài hoà giữa kiến trúc và thiên nhiên. Toàn bộ tầng 2 của dinh được dùng cho sinh hoạt gia đình, gồm các phòng ngủ của Vua Bảo Ðại, của hoàng hậu Nam Phương, của các công chúa và hoàng tử.
Dinh III là một kiến trúc đẹp, gắn liền với một giai đoạn lịch sử cuối triều Nguyễn. Nơi đây hiện còn lưu giữ nhiều hiện vật giá trị của gia đình vua Bảo Ðại.
No comments:
Post a Comment