Mô hình chỉ sử dụng phân chuồng ủ hoai mục, phân hữu cơ vi sinh (hạn chế thấp nhất sử dụng phân hóa học).
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, từ tháng 6/2013 Trung tâm triển khai thử nghiệm mô hình “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ” với 5 hộ ở phường 7 (TP.Đà Lạt) tham gia trên tổng diện tích 1 ha.
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn – Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng cho biết, từ tháng 6/2013 Trung tâm triển khai thử nghiệm mô hình “Chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ rau theo hướng hữu cơ” với 5 hộ ở phường 7 (TP.Đà Lạt) tham gia trên tổng diện tích 1 ha.
Để hạn chế côn trùng gây hại, nông dân dùng bẫy dẫn dụ, bẫy dính; không dùng thuốc BVTV hóa học; rác thải được thu gom để xử lý.
Về kỹ thuật, Trung tâm đặc biệt chú trọng hướng dẫn nông dân từ khâu vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, xuống giống, tưới nước... đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ...
Về phòng trừ sâu bệnh hại, áp dụng tổng hợp các biện pháp từ làm đất, chọn giống đến xuống giống và chăm sóc; sử dụng biện pháp BVTV sinh học. Nhờ đó, sản phẩm làm ra không để lại dư lượng thuốc BVTV.
Nhằm bảo vệ nguồn sinh thái ban đầu, nhà vườn tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ mà để lại các bờ cỏ tự nhiên xung quanh ruộng rau nhằm tạo môi trường sống tự nhiên cho thiên địch, bảo vệ đất và chống xói mòn.
Qua 9 tháng triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng bước đầu đưa ra kết quả: So với sản xuất truyền thống thì canh tác rau hữu cơ có thời gian thu hoạch kéo dài hơn, năng suất thấp hơn (chỉ bằng 70 - 80%) và sản phẩm không được bắt mắt, nhưng bù lại chất lượng rau cao hơn (hầu như không có dư lượng thuốc BVTV) và giá bán cũng cao hơn (từ 50 - 100%).
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn nói: “Sản xuất rau hữu cơ vừa góp phần giúp nhà vườn Đà Lạt canh tác theo hướng nông nghiệp xanh, thân thiện và bền vững với môi trường. Đây còn là sự “đi tắt đón đầu” về một thị trường trong tương lai gần với nhu cầu rau hữu cơ rất lớn”.
Về kỹ thuật, Trung tâm đặc biệt chú trọng hướng dẫn nông dân từ khâu vệ sinh đồng ruộng, làm đất, bón phân, xuống giống, tưới nước... đến thu hoạch, bảo quản, tiêu thụ...
Về phòng trừ sâu bệnh hại, áp dụng tổng hợp các biện pháp từ làm đất, chọn giống đến xuống giống và chăm sóc; sử dụng biện pháp BVTV sinh học. Nhờ đó, sản phẩm làm ra không để lại dư lượng thuốc BVTV.
Nhằm bảo vệ nguồn sinh thái ban đầu, nhà vườn tuyệt đối không sử dụng thuốc diệt cỏ mà để lại các bờ cỏ tự nhiên xung quanh ruộng rau nhằm tạo môi trường sống tự nhiên cho thiên địch, bảo vệ đất và chống xói mòn.
Qua 9 tháng triển khai mô hình, Trung tâm Khuyến nông Lâm Đồng bước đầu đưa ra kết quả: So với sản xuất truyền thống thì canh tác rau hữu cơ có thời gian thu hoạch kéo dài hơn, năng suất thấp hơn (chỉ bằng 70 - 80%) và sản phẩm không được bắt mắt, nhưng bù lại chất lượng rau cao hơn (hầu như không có dư lượng thuốc BVTV) và giá bán cũng cao hơn (từ 50 - 100%).
Ông Nguyễn Trúc Bồng Sơn nói: “Sản xuất rau hữu cơ vừa góp phần giúp nhà vườn Đà Lạt canh tác theo hướng nông nghiệp xanh, thân thiện và bền vững với môi trường. Đây còn là sự “đi tắt đón đầu” về một thị trường trong tương lai gần với nhu cầu rau hữu cơ rất lớn”.
No comments:
Post a Comment