Một đêm chung kết trọn vẹn vui với những bông hoa sơn cước đăng quang giữa ngàn hoa Đà Lạt. Danh hiệu Hoa hậu các dân tộc VN 2007 đã thuộc về Nguyễn Thị Hoàng Nhung; Á hậu 1 là cô gái người Kh’mer Trương Thị May. Á hậu 2 H’ Rô Ni Buôn Ya, dân tộc Ê đê.
Hoa hậu Nguyễn Thị Hoàng Nhung (giữa), á hậu 1 Trương Thị May (phải), á hậu 2 H’ Rô Ni Buôn Ya (trái).
“Đón vương miện trao, em lấp lánh như vì sao”
Có lẽ không ai bất ngờ với danh vị Hoa hậu của cô gái Tày 21 tuổi Nguyễn Thị Hoàng Nhung. Hoàng Nhung rất “sáng” và đã “lọt mắt xanh” của các nhà báo ngay từ vòng tuyển chọn bán kết khu vực miền Bắc, diễn ra tại Hà Nội vào giữa tháng 10.
Hiện là sinh viên năm thứ 3 - khoa quản lý văn hoá trường ĐHVH Hà Nội, cô gái quê Thái Nguyên có nước da trắng nõn nà, đôi mắt sáng và khuôn mặt thánh thiện “nhìn muốn mê luôn”. Gần như là có “nắng” toả theo mỗi bước chân của Nhung, bởi vậy, ngay từ các phần thi áo tắm tại thác Prenn, thi tài năng (đua xe đạp, đá bóng…), mỗi khi Nhung xuất hiện, lại được tấm tắc khen “Hoa hậu đây chứ còn đâu!”. Và máy của các nhiếp ảnh gia thì luôn “cháy” trước mỗi bước chân và trước mỗi nụ cười tươi roi rói của Nhung.
Tân hoa hậu đã đạt tới ngưỡng gần như tuyệt đối trong các phần thi trang phục áo truyền thống, trang phục áo thể thao và trang phục áo dạ hội của đêm thi, với tổng số ngót nghét 90 điểm (gồm cả điểm tài năng, điểm thể hình, điểm thi trang phục…).
Hoa hậu Nguyễn Thị Hoàng Nhung
Cô gái “mỏng mày hay hạt” này đã giành luôn giải nhất với những cú đá xem ra cực kỳ “điệu nghệ” (nhưng vẫn không mất đi phần duyên dáng vốn có và gần như là “bản năng” của cô). Ngoài đời, Nhung là một cô bé rất ngây thơ, hồn nhiên. Có mẹ là một nữ văn công của tỉnh Thái Nguyên, nên Nhung cũng thừa hưởng gien đàn hát và đã thể hiện rất thành công điệu múa Hoa đào, do chính cô tự sáng tác và biểu diễn trong phần thi năng khiếu của cuộc thi này.
Đón nhận danh vị hoa hậu, Nhung mừng lắm, nhưng mừng cho mình thì ít, mà mừng cho dân tộc Tày thì nhiều, bởi như Nhung đã tâm sự ngay từ ngày đầu tiên bước chân vào vòng thi: cô sẽ thi hết mình vì “danh dự của người Tày”. Còn nhớ, ngày đầu tiên khi tham dự các hoạt động từ thiện của BTC cuộc thi, Nhung cũng là thí sinh duy nhất chuẩn bị một hộp quà riêng của mình dành tặng cho các em nhỏ tật nguyền.
Á hậu 1 Trương Thị May
Danh vị Á hậu 1 là cô gái người Kh’mer Trương Thị May (SBD 27). Đến từ tỉnh An Giang, hiện là người mẫu và đã từng đoạt danh vị Á hậu trong cuộc thi hoa hậu ảnh của tạp chí Thế giới phụ nữ; Trương Thị May cũng là một thí sinh sáng giá của cuộc thi ngay từ đầu. Nhỏ nhắn và đẹp như một bức tượng Kh’mer, lại có đôi mắt hút hồn ngay từ lần đầu gặp. May nhỏ nhẹ và hiền lành. Cô ăn chay trường từ nhỏ. Tới với cuộc thi, mỗi ngày May phải có một suất ăn chay riêng. Và mỗi đêm, cô đều xin phép BTC dành một tiếng để tụng kinh…
Bởi vậy, có nhiều người gọi đùa cô là “hoa hậu đến từ cửa thiền”. May cũng rất tài năng. Điệu múa chim công với bộ trang phục đuôi công mà cô và mẹ đã dày công sang tận Campuchia đặt may về đã khiến May gần như giành điểm tuyệt đối trong phần thi tài năng (9,2 điểm) và là tiết mục thể hiện tài năng ấn tượng nhất của cuộc thi. May khéo tay. Món thịt dê ram mặn (chay) làm từ chân nấm của cô trong đêm thi nấu ăn đã khiến tất cả các giám khảo có mặt đều phải tấm tắc khen ngợi.
Á hậu 2 H’ Rô Ni Buôn Ya
Cuối cùng là H’ Rô Ni Buôn Ya, cô gái mang số báo danh “áp chót”: SBD 47, mới tròn 18 tuổi, là người dân tộc Ê đê, đến từ tỉnh Đắc Lắc, vừa tốt nghiệp trường PTTH Chu Văn An, thành phố Buôn Ma Thuột. Với chiều cao lý tưởng (1m72) và vòng đo khá chuẩn 85-62-90, đây là thí sinh đạt điểm hình thể cao nhất (gần 19 điểm). Đôi mắt to, khuôn mặt vuông và chiếc khăn đeo ngang trán rất “Tây Nguyên”, cô gái này cũng là một sự lựa chọn không thể sai được của BGK. Cô giành danh vị Á hậu 2.
Bên cạnh đó là những danh vị cũng khiến người ta phải “tâm phục khẩu phục”. Đó là danh vị “Hoa hậu thân thiện” dành cho cô gái người Hoa - Lâm Bảo Trân (SBD 45), “Hoa hậu miền sơn cước” cho Kra Jan Jut Jui (SBD20) dân tộc K’Ho, “Hoa hậu Du lịch” cho Trần Thị Kim Hoa (SBD11), dân tộc Kinh; và cuối cùng là “Hoa hậu tài năng” cho cô gái dân tộc Nùng Hoàng Thu Thảo (SBD 39).
Sẽ gặp lại trong Festival Hoa Đà Lạt!
Đó là lời hẹn của BTC, BGK cũng như các thí sinh. Chúng ta sẽ còn gặp lại nhau ở Festival hoa lần tới (2 năm sau). Bởi đây đã và sẽ là sự kiện có ý nghĩa tôn vinh vẻ đẹp của các thiếu nữ dân tộc, và thắt chặt thêm tình đoàn kết, sự thân thiện, “hội nhập và phát triển” giữa các dân tộc Việt.
Trở về từ cuộc thi, em sẽ mang gì về cho quê hương và sẽ nói gì với những người thân của mình? BTC đã đặt câu hỏi ấy với các thí sinh trong phần thi ứng xử vòng 1. Có em trả lời hay, có em trả lời chưa thật rõ nghĩa. Nhưng có lẽ, sẽ không em nào thiếu câu trả lời khi hôm nay lên đường trở về nhà. Là những niềm vui, rất nhiều niềm vui. Niềm vui được gặp gỡ với 24 dân tộc anh em, trong đó phần nhiều là những dân tộc có lẽ lần đầu tiên nghe tên: Châu Ro, Chứt, Mạ, Gia rai, Mơ nông, Lô Lô, La Chí.
Niềm vui được biết thêm về món trứng đỏ của bạn người Tày, món thắng cố của bạn người Giáy, người Dao, được biết về món cà đắng của các bạn người Gia rai, K’Tu… Được nghe tiếng đàn tính của bạn người Nùng - Hoàng Thu Thảo, được hò điệu hò vùng sông nước Đồng bằng sông Cửu Long cùng bạn người Kinh - Trần Thị Kim Hoa. Là niềm vui lần đầu tiên đá bóng, chơi golf, đánh tennis, đua xe đạp đôi vòng quanh hồ Xuân Hương mộng mơ đã tốn bao thơ ca của vùng đất Đà Lạt này…
Và được biến mình hồn nhiên thành những “chú voi con ở bản Đôn” trong ca khúc này, và quan trọng là điệu múa phụ hoạ dễ thương do chính các thí sinh tự sáng tác và biểu diễn… Rồi trở về, biết yêu hơn nét văn hoá truyền thống của dân tộc mình, biết quý trọng hơn những tinh hoa văn hoá mà cha ông mình đã bao năm gìn giữ và đến nay vẫn còn vẹn nguyên giá trị…
Giờ đây, bạn nào cũng thấy thích “kè kè” bộ trang phục truyền thống trong mỗi hoạt động (chứ không phải thích mặc đồ “hiện đại” như trước), và thích líu lo tiếng dân tộc trong mỗi câu chào nhau… Vẫn biết, “đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Cái sàng khôn nhân loại ấy, xem ra lại gọn gàng trong chính hai chữ “dân tộc” của mình…
Hẹn gặp lại lần sau, thỏa niềm mong muốn của TS Đoàn Thị Kim Hồng - Phó trưởng BGK cuộc thi: sẽ đầy đủ đại diện của 54 dân tộc cùng hội tụ, chứ không chỉ 24 như lần này…
Các danh hiệu phụ của "Hoa hậu các dân tộc 2007" được trao cho:
1
Người đẹp Hoa Sen – dành cho người có khuôn mặt khả ái
SBD 13
Vương Thị Hoa
La Chí
2
Người đẹp Hoa Tulip – dành cho người có làn da đẹp
SBD 07
Lò Thị Hà
Thái
3
Người đẹp Hoa Đào – dành cho người có phong cách trình diễn hay
SBD 36
Phạm Thị Thanh Phương
Chơ Ro
4
Người đẹp Hoa Mimoza – dành cho người có nụ cười đẹp
SBD 14
Bùi Thanh Hương
Mường
5
Người đẹp Hoa Hồng – dành cho người có hình thể đẹp
SBD 01
Mai Hải Anh
Kinh
6
Người đẹp Hoa Phong Lan –dành cho người ăn ảnh
SBD 32
Siu Ngơi
Gia Rai
7
Người đẹp Hoa Hướng Dương – dành cho người góp phần tôn vinh văn hóa dân tộc
SBD 28
Thông Qua Thị Mây
Chăm
8
Người đẹp Hoa Mai – dành cho người trình diễn trang phục dân tộc ấn tượng
SBD 42
Sơn Thị Ngọc Thủy
Khơ me
9
Người đẹp Hoa Cẩm Chướng- dành cho người có đôi mắt đẹp
SBD 35
H' Duyên Niê
Ê đê
10
Người đẹp Hoa Cúc – dành cho người đẹp năng động
SBD 17
Trịnh Thị Hương
Dao
VTC.VN
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Welcome to Dalat, Vietnam
Vietnam’s Dalat—nicknamed “The City of Love,” “Le Petit Paris,” and “City of Eternal Spring”—has long been popular with Vietnamese and expatriate artists and writers who have taken up residence in villas around town. The area, originally inhabited by the Lat and Ma hill tribes which now live in nearby Chicken Village and Lat Village, increased in popularity during the French colonial era. More than 2,000 beautiful French villas dot the area.
Dalat is known all over Vietnam for its flowers. Set next to Xuan Huong Lake, the Dalat Flower Gardens were established in 1966 by the Vietnamese government, and are refined continually. Among the tastefully arranged flora are orchids, hydrangeas, fuchsias, and ferns. Plants and flowers are also for sale, including special fern fibers used to stop bleeding in traditional oriental medicine. Across the road from the Flower Gardens are nurseries with various types of bonsai trees, artfully laid out around the lake.
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố của ngàn hoa, thành phố của sương mù, nơi có những câu truyện tình lãng mạn đã được giới thiệu trên thơ ca. Đến với thành phố của ngàn thông reo, các bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh, cái trong lành của Đà Lạt, một thành phố giữa rừng, một rừng giữa thành phố. Trước khi tới với Đà Lạt, các bạn hãy đến với "Dalat My Love" để chuẩn bị cho mình chút hành trang nho nhỏ để chuyến đi du lịch Đà Lạt của bạn được trọn vẹn và niềm vui được nhân lên.
Với các bạn đã từng tới Đà Lạt và từng mang trong mình tình yêu Đà Lạt, Dalat My Love sẽ giúp các bạn có những giây phút tuyệt vời tưởng chừng như bạn đang sống giữa Đà Lạt.
Dalat is known all over Vietnam for its flowers. Set next to Xuan Huong Lake, the Dalat Flower Gardens were established in 1966 by the Vietnamese government, and are refined continually. Among the tastefully arranged flora are orchids, hydrangeas, fuchsias, and ferns. Plants and flowers are also for sale, including special fern fibers used to stop bleeding in traditional oriental medicine. Across the road from the Flower Gardens are nurseries with various types of bonsai trees, artfully laid out around the lake.
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố của ngàn hoa, thành phố của sương mù, nơi có những câu truyện tình lãng mạn đã được giới thiệu trên thơ ca. Đến với thành phố của ngàn thông reo, các bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh, cái trong lành của Đà Lạt, một thành phố giữa rừng, một rừng giữa thành phố. Trước khi tới với Đà Lạt, các bạn hãy đến với "Dalat My Love" để chuẩn bị cho mình chút hành trang nho nhỏ để chuyến đi du lịch Đà Lạt của bạn được trọn vẹn và niềm vui được nhân lên.
Với các bạn đã từng tới Đà Lạt và từng mang trong mình tình yêu Đà Lạt, Dalat My Love sẽ giúp các bạn có những giây phút tuyệt vời tưởng chừng như bạn đang sống giữa Đà Lạt.
No comments:
Post a Comment