Trong lúc những ngôi biệt thự cổ của Đà Lạt tiếp tục rơi rụng, bị đập bỏ biến mất thì có một người đi tìm kiếm từng di vật trong những căn nhà ấy.
Tuấn “Khùng” bên chiếc đàn piano có mặt ở Đà Lạt từ thời thuộc địa.
Tuấn “Khùng” bên chiếc đàn piano có mặt ở Đà Lạt từ thời thuộc địa.
46 tuổi đời nhưng đã hết 20 năm “gửi” tuổi xuân vào việc sưu tầm những hiện vật từng tồn tại trong những biệt thự “Tây” ở Đà Lạt. Tuấn “Khùng” muốn rằng “một bảo tàng cho những hiện vật của Đà Lạt thời Pháp sẽ làm du khách hiểu hơn về Đà Lạt, thời “Đà Lạt là thành phố Tây”!”.
Những kẻ chơi đồ cổ xưa nay thường là chủ các tiệm kim hoàn, giới giàu sang, thương nhân, thì Tuấn chỉ là anh chàng dạy nhạc (đàn guitar, violon và đánh trống) nghèo lang thang, đánh đàn thuê cho đám cưới. Vì yêu “quá khứ” của Đà Lạt mà Tuấn lấy thêm bằng cử nhân thứ hai về lịch sử ở Đại học Đà Lạt. Có trong tay hai tấm bằng đại học nhưng Tuấn vẫn cứ sống bằng nghề dạy nhạc và hằng ngày lang thang tìm cổ vật. Kiếm được đồng bạc lẻ nào, Tuấn để dành mua đồ cổ. Dân Đà Lạt quen nhẵn hình ảnh gã đàn ông “hình như chỉ có mỗi một bộ đồ!”.
Cho rằng những đồ vật của “thực dân” chắc chắn vẫn lưu giữ trong cộng đồng, nhưng vì không đủ tiền đến các gia đình giàu có để “sưu tập” nên Tuấn chọn hướng đi riêng của mình là... những điểm mua bán phế liệu. Cứ ngồi đấy mà canh. Ban đầu, những điểm buôn bán phế liệu bảo anh “khùng”, vì cứ đòi mua những chiếc lò sưởi, bếp nấu ăn, chiếc đèn treo đã hỏng... và người ta “nhượng” lại chúng cho anh như... nhượng lại phế liệu. Nhưng rồi cứ thấy anh kiên nhẫn đeo đuổi “bọn phế liệu” ấy nên chúng cũng bị lên giá.
Bếp sưởi bằng củi và những loại đèn.
Bếp sưởi bằng củi và những loại đèn.
Nơi anh ở có ba phòng thì đã hết hai phòng chứa đầy những vật dụng về một thời đô thị Đà Lạt “thuộc Tây” mà anh sưu tầm suốt 20 năm, và phòng còn lại là chỗ anh dạy nhạc. Anh nghiên cứu, chơi đàn, ngủ, nghỉ giữa bề bộn cổ vật đó. Người bình thường khi “lạc bước” đến xem bộ sưu tập của anh cũng phải thán phục về sự kỳ công, và tràn dâng cảm xúc thú vị về sự sinh động của một “đời sống Pháp” tưởng quen nhưng hóa ra rất lạ (mấy ai từng được bước vào nhà một người Pháp?).
Ở đó, người ta nhìn thấy chiếc đồng hồ Tây “cúc cu” khổng lồ chạy bằng dây thiều, chiếc máy ảnh thuộc thế hệ “chui đầu vào chụp”, chiếc máy nghe nhạc quay tay, chiếc bếp nướng bánh mì hồi đầu thế kỷ 20, lò đốt củi, chén nĩa, rồi cả những cây đàn dương cầm, những bức tranh Pháp, những cuốn sách bằng Pháp ngữ, những chiếc kiếm dành cho “bá tước”, “hiệp sĩ”, những cây súng săn đã gãy, những chiếc gậy đánh golf, đến chiếc cúp bóng đá Đông Dương đầu tiên, cúp đua ngựa đầu tiên, hay những tờ brochure sớm nhất người Pháp quảng bá về “du lịch” Đà Lạt...
Khi sưu tập được hơn 3.500 cổ vật thời “thuộc địa” như thế, anh khát khao có một chỗ để đưa ra cho thiên hạ xem. Hồi festival hoa đầu tiên, những người có trách nhiệm đã “bĩu môi” trước khối cổ vật của anh. Buồn tình, anh nhảy xe đò trong đêm sang Buôn Ma Thuột, và nói: “Thôi, xin tặng hết cho Bảo tàng Đắc Lắc, những gì ta sưu tập suốt 20 năm trai trẻ”. Nhưng rồi nghĩ lại hành động thế là phản bội Đà Lạt nên anh bỏ ý định đó.
Tháng 12/2005, khối “cổ vật thuộc địa” của anh lần đầu tiên được ra mắt người Đà Lạt tại một bể tắm nước nóng dành cho phụ nữ. Nhưng người chủ bể bơi kia lại ứng xử với các cổ vật của Tuấn “Khùng” không bằng tinh thần nhân văn, nên anh mang khối cổ vật đi tiếp. Tìm đến Thung lũng tình yêu, anh “xin” chỗ để giới thiệu cổ vật. Từ tháng 3/2006 anh ký một hợp đồng an cư “năm năm” cho mớ cổ vật kia với khu du lịch nổi tiếng này.
Giờ đây, hằng ngày “bảo tàng thuộc địa” của anh mở cửa đều đặn cho du khách bốn phương xem, và anh là người chịu trách nhiệm “thuyết minh” về nó.
Với bảo tàng của Tuấn, ít nhất đấy cũng là “ký ức” một thời về thành phố cao nguyên Đà Lạt.
(Theo Tuổi Trẻ Chủ Nhật)
Sunday, December 23, 2007
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
Welcome to Dalat, Vietnam
Vietnam’s Dalat—nicknamed “The City of Love,” “Le Petit Paris,” and “City of Eternal Spring”—has long been popular with Vietnamese and expatriate artists and writers who have taken up residence in villas around town. The area, originally inhabited by the Lat and Ma hill tribes which now live in nearby Chicken Village and Lat Village, increased in popularity during the French colonial era. More than 2,000 beautiful French villas dot the area.
Dalat is known all over Vietnam for its flowers. Set next to Xuan Huong Lake, the Dalat Flower Gardens were established in 1966 by the Vietnamese government, and are refined continually. Among the tastefully arranged flora are orchids, hydrangeas, fuchsias, and ferns. Plants and flowers are also for sale, including special fern fibers used to stop bleeding in traditional oriental medicine. Across the road from the Flower Gardens are nurseries with various types of bonsai trees, artfully laid out around the lake.
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố của ngàn hoa, thành phố của sương mù, nơi có những câu truyện tình lãng mạn đã được giới thiệu trên thơ ca. Đến với thành phố của ngàn thông reo, các bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh, cái trong lành của Đà Lạt, một thành phố giữa rừng, một rừng giữa thành phố. Trước khi tới với Đà Lạt, các bạn hãy đến với "Dalat My Love" để chuẩn bị cho mình chút hành trang nho nhỏ để chuyến đi du lịch Đà Lạt của bạn được trọn vẹn và niềm vui được nhân lên.
Với các bạn đã từng tới Đà Lạt và từng mang trong mình tình yêu Đà Lạt, Dalat My Love sẽ giúp các bạn có những giây phút tuyệt vời tưởng chừng như bạn đang sống giữa Đà Lạt.
Dalat is known all over Vietnam for its flowers. Set next to Xuan Huong Lake, the Dalat Flower Gardens were established in 1966 by the Vietnamese government, and are refined continually. Among the tastefully arranged flora are orchids, hydrangeas, fuchsias, and ferns. Plants and flowers are also for sale, including special fern fibers used to stop bleeding in traditional oriental medicine. Across the road from the Flower Gardens are nurseries with various types of bonsai trees, artfully laid out around the lake.
Đà Lạt được mệnh danh là thành phố của ngàn hoa, thành phố của sương mù, nơi có những câu truyện tình lãng mạn đã được giới thiệu trên thơ ca. Đến với thành phố của ngàn thông reo, các bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh, cái trong lành của Đà Lạt, một thành phố giữa rừng, một rừng giữa thành phố. Trước khi tới với Đà Lạt, các bạn hãy đến với "Dalat My Love" để chuẩn bị cho mình chút hành trang nho nhỏ để chuyến đi du lịch Đà Lạt của bạn được trọn vẹn và niềm vui được nhân lên.
Với các bạn đã từng tới Đà Lạt và từng mang trong mình tình yêu Đà Lạt, Dalat My Love sẽ giúp các bạn có những giây phút tuyệt vời tưởng chừng như bạn đang sống giữa Đà Lạt.
No comments:
Post a Comment