Nhắc
đến Đà Lạt, ai cũng nghĩ ngay đó là thành phố ngàn hoa. Nhưng nếu đặt
chân lên mảnh đất này, thấy nơi đây có rất nhiều điểm nhấn để lại trong
lòng du khách những ấn tượng không thể quên. Đi trên đất Đà Lạt có cảm
giác như đi bên người yêu, bồn chồn, rạo rực, chỉ muốn thì thầm: "Đà
Lạt! Đà Lạt tôi yêu".
Trước nhất, đó là thành phố ba không.
1. Không đèn xanh, đèn đỏ, không cảnh sát đứng đường mà người dân nơi đây vẫn gọi một cách rút gọn là thành phố không đèn đỏ. Đây là điều rất quý hiếm. Ngay ở Hà Lan, đất nước hiền lành như thế mà đang phấn đấu một tuần lễ có một ngày đi xe đạp, huống chi ở đất nước ta, từ Nam chí Bắc có thành phố nào được như thế? Ngay ở những vùng hẻo lánh xa xôi như Côn Đảo, Lạng Sơn cũng vẫn phải có đèn xanh đèn đỏ. Có thể nói, đây là một cách chỉ dẫn giao thông cụ thể, sơ đẳng nhất dành cho tất cả mọi người, mọi đối tượng… khi tham gia giao thông. Cũng có thể hiểu, không có đèn xanh đèn đỏ, nghĩa là trình độ dân trí cao, nhất là ý thức tham gia giao thông mà ý thức này bắt nguồn từ lòng nhân ái, tự trọng. Nhưng có người bảo, không có đèn đỏ vì thành phố này ít người, ít phương tiện giao thông. Không đúng. Chỉ có hai người mà không có ý thức nhường nhịn lẫn nhau thì vẫn xảy ra tai nạn. Chuyện "hai con dê qua cầu" là một bằng chứng. Cho nên phải nói, người dân thành phố Đà Lạt rất có ý thức tôn trọng pháp luật, nhường nhịn lẫn nhau, bảo vệ, thương yêu đồng loại và chính mình, không coi thường pháp luật, coi thường mọi người và mạng sống chính mình.
2. Không xích - lô. Mới nghe, cứ tưởng thành phố này có nhiều phương tiện giao thông hiện đại, một thành phố rất tiên tiến nhưng không... Đường phố rất ngoằn ngoèo và lên dốc, xuống dốc liên tục, xích - lô đi lại rất khó khăn lại nặng nề, kềnh càng, chiếm nhiều không gian, có lẽ vì thế, người dân không sử dụng.
3. Không điều hòa nhiệt độ. Thiên nhiên ban tặng Đà Lạt khí hậu tuyệt vời, nhiệt độ quanh năm chỉ từ 15 - 25oC nên không cần máy điều hòa nhiệt độ. Mặt khác, người dân có ý thức tiết kiệm điện và tiền, có lối sống giản dị, khiêm nhường, không khoe khoang, phô diễn. Ở đây không có những tòa nhà chọc trời, lởm khởm, trừ một vài khách sạn cao cấp, thường tổ chức những hội nghị lớn, đông người, mới phải dùng điều hòa và cũng rất hạn chế.
Một ấn tượng nữa là người dân ở đây rất hiền lành và tốt bụng. Tôi đi chợ Đà Lạt (như chợ Đồng Xuân, Hà Nội), gần 9 giờ tối. Vừa bước lên tầng hai được mấy bậc thì có tiếng kêu: "Ấy! Ấy! đừng lên tầng, xuống ngay!". Tôi dừng lại, thấy một bà, bà lại nhìn tôi và giục: "Xuống đi! Người ta sắp đóng cửa đấy! Lúc ấy thì ông chết khô trên tầng". Tôi sợ quá, vội vàng đi xuống, chừng ba giây sau thì cánh cửa đóng sập xuống. Bà này bảo tôi: "Thấy ông lớ ngớ, phải kêu ông ngay, không có ông mắc kẹt trên ấy thì tội quá!". Tôi thành thực cám ơn bà.
Khi ăn cơm ở quán Nhí, phố Nguyễn Chí Thanh, vừa ăn, vừa nghe nhạc cổ điển, không lời. Ăn xong, tôi vào quầy, gặp cháu bán hàng hỏi chuyện về đĩa nhạc. Cháu hiểu ý, nói: "Chú thích hả? Để cháu mua giúp". Tôi đưa tiền, cháu không cầm. Hôm sau, tôi đến ăn cơm, cháu đưa tôi chiếc đĩa nhạc, lúc ấy mới cầm tiền. Tôi đến vườn thơ Hàn Mặc Tử, nơi đây cũng bạt ngàn hoa. Hỏi một công nhân đang cắt xén cây, anh vui vẻ giới thiệu vài loại hoa trong vườn rồi cùng tôi chụp ảnh. Ngay cả khi tôi đến một cửa hàng bán hoa, một cháu bán hàng cũng sẵn sàng nói cho tôi nghe về các loài hoa, dù tôi không mua gì. Đúng là những tấm lòng mến khách. Rời vườn thơ Hàn Mặc Tử, anh lái xe tắc-xi dẫn đến cửa hàng bán tranh thêu. Mải mê ngắm tranh, khi ra đã quá giờ hẹn nhưng anh lái xe không những không trách tôi mà còn hỏi: "Bác xem hết chưa?".
Tôi lên xe, chợt nghĩ: "Nếu bạn cũng đến Đà Lạt tham quan du lịch thì hay biết mấy".
Trần Văn Huyên
Trước nhất, đó là thành phố ba không.
1. Không đèn xanh, đèn đỏ, không cảnh sát đứng đường mà người dân nơi đây vẫn gọi một cách rút gọn là thành phố không đèn đỏ. Đây là điều rất quý hiếm. Ngay ở Hà Lan, đất nước hiền lành như thế mà đang phấn đấu một tuần lễ có một ngày đi xe đạp, huống chi ở đất nước ta, từ Nam chí Bắc có thành phố nào được như thế? Ngay ở những vùng hẻo lánh xa xôi như Côn Đảo, Lạng Sơn cũng vẫn phải có đèn xanh đèn đỏ. Có thể nói, đây là một cách chỉ dẫn giao thông cụ thể, sơ đẳng nhất dành cho tất cả mọi người, mọi đối tượng… khi tham gia giao thông. Cũng có thể hiểu, không có đèn xanh đèn đỏ, nghĩa là trình độ dân trí cao, nhất là ý thức tham gia giao thông mà ý thức này bắt nguồn từ lòng nhân ái, tự trọng. Nhưng có người bảo, không có đèn đỏ vì thành phố này ít người, ít phương tiện giao thông. Không đúng. Chỉ có hai người mà không có ý thức nhường nhịn lẫn nhau thì vẫn xảy ra tai nạn. Chuyện "hai con dê qua cầu" là một bằng chứng. Cho nên phải nói, người dân thành phố Đà Lạt rất có ý thức tôn trọng pháp luật, nhường nhịn lẫn nhau, bảo vệ, thương yêu đồng loại và chính mình, không coi thường pháp luật, coi thường mọi người và mạng sống chính mình.
2. Không xích - lô. Mới nghe, cứ tưởng thành phố này có nhiều phương tiện giao thông hiện đại, một thành phố rất tiên tiến nhưng không... Đường phố rất ngoằn ngoèo và lên dốc, xuống dốc liên tục, xích - lô đi lại rất khó khăn lại nặng nề, kềnh càng, chiếm nhiều không gian, có lẽ vì thế, người dân không sử dụng.
3. Không điều hòa nhiệt độ. Thiên nhiên ban tặng Đà Lạt khí hậu tuyệt vời, nhiệt độ quanh năm chỉ từ 15 - 25oC nên không cần máy điều hòa nhiệt độ. Mặt khác, người dân có ý thức tiết kiệm điện và tiền, có lối sống giản dị, khiêm nhường, không khoe khoang, phô diễn. Ở đây không có những tòa nhà chọc trời, lởm khởm, trừ một vài khách sạn cao cấp, thường tổ chức những hội nghị lớn, đông người, mới phải dùng điều hòa và cũng rất hạn chế.
Một ấn tượng nữa là người dân ở đây rất hiền lành và tốt bụng. Tôi đi chợ Đà Lạt (như chợ Đồng Xuân, Hà Nội), gần 9 giờ tối. Vừa bước lên tầng hai được mấy bậc thì có tiếng kêu: "Ấy! Ấy! đừng lên tầng, xuống ngay!". Tôi dừng lại, thấy một bà, bà lại nhìn tôi và giục: "Xuống đi! Người ta sắp đóng cửa đấy! Lúc ấy thì ông chết khô trên tầng". Tôi sợ quá, vội vàng đi xuống, chừng ba giây sau thì cánh cửa đóng sập xuống. Bà này bảo tôi: "Thấy ông lớ ngớ, phải kêu ông ngay, không có ông mắc kẹt trên ấy thì tội quá!". Tôi thành thực cám ơn bà.
Khi ăn cơm ở quán Nhí, phố Nguyễn Chí Thanh, vừa ăn, vừa nghe nhạc cổ điển, không lời. Ăn xong, tôi vào quầy, gặp cháu bán hàng hỏi chuyện về đĩa nhạc. Cháu hiểu ý, nói: "Chú thích hả? Để cháu mua giúp". Tôi đưa tiền, cháu không cầm. Hôm sau, tôi đến ăn cơm, cháu đưa tôi chiếc đĩa nhạc, lúc ấy mới cầm tiền. Tôi đến vườn thơ Hàn Mặc Tử, nơi đây cũng bạt ngàn hoa. Hỏi một công nhân đang cắt xén cây, anh vui vẻ giới thiệu vài loại hoa trong vườn rồi cùng tôi chụp ảnh. Ngay cả khi tôi đến một cửa hàng bán hoa, một cháu bán hàng cũng sẵn sàng nói cho tôi nghe về các loài hoa, dù tôi không mua gì. Đúng là những tấm lòng mến khách. Rời vườn thơ Hàn Mặc Tử, anh lái xe tắc-xi dẫn đến cửa hàng bán tranh thêu. Mải mê ngắm tranh, khi ra đã quá giờ hẹn nhưng anh lái xe không những không trách tôi mà còn hỏi: "Bác xem hết chưa?".
Tôi lên xe, chợt nghĩ: "Nếu bạn cũng đến Đà Lạt tham quan du lịch thì hay biết mấy".
Trần Văn Huyên
No comments:
Post a Comment