Một
số người cho rằng việc đi du lịch chỉ là để thưởng thức vẻ đẹp của
thiên nhiên, thời tiết ôn hòa, sự đa dạng ẩm thực, chụp ảnh hay làm
những việc đại loại như thế. Nói như vậy chỉ đúng một phần và rõ ràng
chưa phản ánh đầy đủ lý do việc đi du lịch.
Những yếu tố khác rất ý nghĩa đã bị bỏ
quên, đó là văn hóa, lịch sử, kiến trúc… Tại sao như vậy? Có mối liên hệ
nào không giữa du lịch và các yếu tố đó? Để tìm câu trả lời, chúng ta
hãy cùng tới một thành phố ở Việt Nam, một thành phố với cảnh sắc thiên
nhiên làm say lòng người và những nét văn hóa, lịch sử độc đáo, thành
phố Đà Lạt.
Đà Lạt là một thành phố du lịch, tọa lạc
trên cao nguyên miền Trung, Tây nguyên của Việt Nam, cách thủ đô Hà Nội
chừng 1 giờ 30 phút bay, cách thành phố Hồ Chí Minh, thành phố kinh tế
năng động nhất cả nước chỉ nửa giờ bay. Khách du lịch cũng có thể tới
thành phố này bằng xe hơi hoặc tàu hỏa. Đà Lạt được ví như một máy điều
hòa nhiệt độ khổng lồ chạy suốt quanh năm, thời tiết ở đây rất ôn hòa;
nhiệt độ trung bình trong năm chỉ dao động trên dưới 20 độ C.
Sở hữu phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, Đà Lạt được biết đến là thành phố của mù sương; thành phố của rừng thông, thành phố của những ngọn đồi, dòng suối, hồ và thác nước. Đà Lạt còn được mệnh danh là thiên đường của những giấc mơ, thiên đường của tình yêu, thiên đường của những lễ hội và thiên đường của các loài hoa. Đến nay, đã có rất nhiều bộ phim tình cảm, lãng mạn được thực hiện tại thành phố này.
Cho dù bạn đến Đà Lạt bằng cách nào, đường bộ hay đường hàng không, cảm giác đầu tiên có lẽ bạn bị mê hoặc bởi tấm thảm lung linh, đầy màu sắc của các loài hoa dại từ những cánh đồng, ngọn đồi và trải rộng đến chân trời. Đó là màu xanh ngọc của rừng thông, màu vàng của cúc quỳ, của hoa Mimosa, màu đỏ thắm của hoa lay ơn hay màu hồng của tình yêu từ những vườn hồng nhung được những người dân nơi đây chăm sóc bằng cả niềm đam mê. Tất cả hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh hoàn hảo về màu sắc. Hoa là niềm tự hào của người dân thành phố này; ở đây hoa mọc khắp mọi nơi, trong phòng khách, trên cửa sổ, trong vườn, trên đường phố, trong công viên, có lẽ bất cứ nơi nào có thể mọc được. Vì vậy, đến với Đà Lạt, bạn như lạc vào thiên đường của tự nhiên, cảm giác này sẽ mang lại cho bạn nhiều hứng khởi để khám phá những điều kỳ thú khác về thành phố này.
Đà Lạt có nhiều ngọn đồi, nhiều dòng suối, hồ, thác nước và rừng thông tự nhiên. Mỗi địa danh thường được gắn với những truyền thuyết của những bộ lạc nơi đây như Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng Mơ, Suối vàng… Lạc vào đây, du khách có thể thỏa thuê thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và thả hồn mình vào những câu chuyện tình lãng mạn, mang lại cho bạn những khoảnh khắc thật nhẹ nhàng, tạm quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc sống đời thường.
Bên cạnh những vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng, thành phố Đà Lạt cũng rất nổi tiếng bởi kiến trúc của nó. Nhiều học giả và các nhà nghiên cứu đã từng phát biểu rằng Đà Lạt là Paris thu nhỏ của Việt Nam với nhiều công trình, khu biệt thự có kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Pháp, quý phái, sang trọng. Đến nay, thành phố vẫn còn duy trì được hàng trăm ngôi biệt thự cổ trong tình trạng khá hoàn hảo. Điều đặc biệt đã mang kiến trúc Pháp đến với Đà Lạt chính là lịch sử của nó. Đà Lạt được phát hiện vào năm 1893 bởi một bác sĩ người Pháp có tên là Alexandre Yersin. Với phong cảnh thơ mộng, hữu tình và thời tiết ôn hoà quanh năm, Đà Lạt được xây dựng thành khu nghỉ dưỡng của chính quyền thực dân Pháp và chế độ phong kiến bù nhìn Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Một yếu tố khác góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến với Đà Lạt, đó chính là văn hóa Đà Lạt. Văn hóa cũng có ý nghĩa là con người bởi chính bản chất con người tạo nên văn hóa. Xuất phát từ lịch sử hình thành của thành phố, bên cạnh những bộ lạc dân tộc thiểu số đã tồn tại lâu đời, hầu hết những cư dân nơi đây là con cháu của những thế hệ trước đã di cư tới vùng đất này từ nhiều địa phương khác trong cả nước. Khi mới tới đây, những người dư cư tập trung sinh sống thành những cộng đồng riêng biệt theo quê quán, văn hóa và lối canh tác của họ, từ đó hình thành nên những xóm, ấp nổi tiếng như ấp Hà Đông, ấp Ánh Sáng, ấp Nghệ Tĩnh, xóm Vạn Thành… trong quá trình phát triển của thành phố, những cộng đồng dân cư này tương tác với nhau qua sản xuất và quan hệ xã hội; mặt khác, sự đô hộ của người Pháp trước năm 1954 và của Mỹ từ năm 1954 – 1975 đã mang nền văn hóa phương Tây hòa quyện vào nền văn hóa địa phương. Tất cả tạo nên phong cách rất riêng biệt của người Đà Lạt.
Nhiều nhà học giả, nhà nghiên cứu và du khách, khi đến với Đà Lạt đều có cùng một nhận xét về con người Đà Lạt: Hiền hòa, mến khách, tốt bụng và rất thân thiện. Những điều đặc biệt tạo nên tính cách người Đà Lạt có thể phần nào do thời tiết ôn hòa, phong cảnh nên thơ, hữu tình đã mang lại cho con người cảm giác gần nhau hơn. Bạn cũng chẳng phải lo lắng gì trong việc giao tiếp với người địa phương. Nếu bạn là du khách nước ngoài, họ có thể nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh và nhiệt tình giúp bạn với một phong cách thân thiện, dễ mến. Tỷ lệ người dân biết nói tiếng Anh của Đà Lạt có lẽ là một trong những thành phố tốt nhất cả nước.
Đà Lạt có nhiều quán cà phê để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân địa phương cũng như du khách. Trong buổi sáng, du khách có thể thưởng thức một tách cà phê theo phong cách của người Đà Lạt bằng việc tìm cho mình một chỗ ngồi ở một quán cà phê đâu đó quanh hồ Xuân Hương, nhấm nháp từng giọt đắng cà phê, thưởng thức những bản nhạc du dương và thả hồn theo làn sương nhẹ, mỏng manh rơi trên mặt hồ hay quấn quýt bên những ống khói của những ngôi biệt thự cổ. Thưởng thức một tách cà phê theo cách này sẽ mang lại cho bạn cảm giác thật hứng khởi, và đây là lúc để khám phá những điều thú vị khác về Đà Lạt. Có lẽ bạn nên bắt đầu cuộc hành trình của mình bằng việc dừng chân tại Bảo tàng thành phố, những tư liệu và hiện vật tại đây sẽ kể cho bạn nghe về lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt. Kế tiếp bạn có thể dừng chân tại những dinh thự của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam; tại đây những hiện vật có giá trị của lịch sử hầu hết được bảo quản trong tình trạng khá hoàn hảo, chúng sẽ cho bạn một cái nhìn đầy đủ hơn về vị vua này cũng như một giai đoạn của lịch sử Việt Nam trước năm 1975.
Vào buổi trưa, bạn có thể tìm cho mình một chỗ ngồi trong một nhà hàng Âu hoặc một nhà hàng Á, nơi mà hầu hết những món ăn nổi tiếng của các nước trên thế giới đều có thể tìm thấy tại đây. Tuy nhiên, bạn nên tthưởng thức nghệ thuật ẩm thực mang bản sắc riêng của người Đà Lạt tại những nhà hàng ngoại ô. Tại đây bạn sẽ được phục vụ những món ăn truyền thống rất hấp dẫn như cá lóc bọc đất sét nướng trên than hồng, chả giò cuốn, thịt nướng vỉ, gà ta nấu nấm… Hầu hết các món ăn đều được kèm với nhiều loại rau sống và nước chấm khác nhau. Nếu bạn là người sành ăn bạn không thể bỏ qua một món ăn rất ngon, rất nổi tiếng của Đà Lạt mà có lẽ bạn khó tìm thấy ở nơi nào khác, đó là giò heo hầm với hoa Artichoke, một vài loại rễ cây, cỏ và gia vị đặc biệt. Khi thưởng thức món này, vị ngon của thịt heo, vị ngọt của hoa Artichoke hoà quyện với mùi thơm của rễ cây, cỏ và gia vị sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc thật khó quên. Tuy nhiên, việc chuẩn bị món này tương đối mất thời gian. Vì vậy để thưởng thức món này, bạn nên đặt trước.
Buổi chiều, bạn nên dành thời gian thăm một trong những cơ sở tranh thêu tay nổi tiếng nhất Đà Lạt, công ty XQ. XQ có một khu triển lãm mang tên “Đà Lạt Sử quán”, nó được thiết kế như một điểm du lịch và cũng là nơi để trưng bày sản phẩm tranh thêu tay. Tại đây, bạn có thể thấy văn hoá, lịch sử và phong cảnh Đà Lạt được tái hiện trong những bức tranh tuyệt đẹp và được bố trí trong một khung cảnh hợp lý về không gian và thời gian. Để hoàn thiện một bức tranh, những nghệ nhân đã phải thêu liên tục trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm! Vật liệu để thêu rất đơn giản, chỉ có chỉ màu, kim, vải và khung gỗ. Tuy nhiên, để có một tác phẩm tranh thêu có giá trị nghệ thuật cao đòi hỏi những nghệ nhân không chỉ có kỹ năng tốt mà còn phải có óc sáng tạo nghệ thuật.
Chia tay Sử quán với những tuyệt tác của những nghệ nhân tài ba, chúng ta hướng đến một làng dân tộc thiểu số K’ho, nép mình dưới chân ngọn Langbian hùng vĩ. Ngọn núi là hiện thân của câu chuyện tình giữa chàng Lang, một tù trưởng đẹp trai, tuấn tú và nàng Bian, một sắc đẹp làm lay chuyển cả núi rừng. Ngôi làng này còn lưu giữ nhiều nghề thủ công và những lễ hội truyền thống rất đặc biệt. Tại đây du khach sẽ không khỏi ngạc nhiên, tự hỏi không biết bằng cách nào mà những tấm thổ cẩm đầy màu sắc, hay những túi xách tay xinh xắn lại có thể làm được từ những khung cửi rất đơn giản.
Khi bóng chiều buông thì cũng là lúc những lễ hội truyền thống của người K’ho được bắt đầu. Những đống củi khô được đốt lên và du khách cùng với người dân địa phương vòng quanh đống lửa hồng bập bùng, thưởng thức những que thịt nướng thơm phức với đặc sản rượu cần Tây Nguyên và ngất ngây với men rượu, điệu múa sôi động theo tiếng cồng, chiêng và những tiếng vỗ tay cổ vũ của những người tham gia. Cồng, chiêng là những nhạc cụ đặc biệt của người K’ho và có lẽ của cả những bộ tộc khác vùng Tây Nguyên. Hiện nay, những nhạc cụ này đã được Tổ chức Văn hoá – Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể “Văn hoá cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên”. Mỗi năm có hàng ngàn người đến Đà Lạt để tìm hiểu về loại nhạc cụ độc đáo này.
Tạm biệt cuộc vui bên ánh lửa bập bùng và những điệu múa sôi động của người K’ho, du khách trở về thành phố khi màn đêm đã bao phủ khắp vùng Tây Nguyên; Đà Lạt chợt bừng sáng với những ánh đèn màu, lung linh, soi bóng trên mặt hồ Xuân Hương thơ mộng. Có lẽ đây chưa phải lúc để về khách sạn, ta nên hướng về đồi thông Dinh 3, dừng bước bên quán cà phê khác thường ẩn dật dưới bóng những cây thông già; “Cung tơ chiều”, tên của quán cà phê; “khác thường” có lẽ bởi phong cách khá lạ lùng của nó. Quán chỉ phục vụ khách vào ban đêm với cà phê và nước uống nhẹ không có cồn, không rượu bia. Ngoài ra, bạn không nên nói to khi bước vào đây cũng như không được sử dụng điện thoại trong quán. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng chỉ ít phút sau khi đã quen thuộc với không khí này, bạn sẽ cảm thấy thực sự thư giãn, vừa nhấm nháp ly cà phê, vừa thưởng thức những bài hát nổi tiếng về Đà Lạt được trình bày bởi những ca sĩ nghiệp dư, họ hát vì lòng say mê và vì tình yêu với Đà Lạt. Người Đà Lạt rất thích ca hát, đặc biệt la những bài hát lãng mạn được viết dành riêng cho Đà Lạt. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ và các nhà làm phim trong và ngoài nước đến với thành phố này để tìm cảm hứng sáng tác.
Đêm đã khuya dần, bạn cũng cần phải nghỉ ngơi dành sức cho những cuộc khám phá mới, nhưng đừng quên ghé qua “Chợ Âm phủ” ở trung tâm thành phố để nạp năng lượng cho mình bằng một tô bún bò nóng hổi, bạn sẽ thấy khoẻ lại sau một ngày dài khám phá. Trong lúc bạn ăn, những người xung quanh có thể hỏi thăm hoặc chỉ dẫn bạn những điều cần thiết nhất cho một chuyến đi. Bạn hiếm khi gặp họ vào ban ngày, bởi vì cuộc sống của họ chủ yếu vào ban đêm, nhưng họ biết rất nhiều chuyện và sẵn sàng chia sẻ với bạn. “Chợ Âm phủ” đã từng bị giải tán vài năm, nhưng sau đó đã được phục hồi và hoạt động trở lại, bởi đây là nét văn hoá đã gắn với thành phố mấy chục năm qua.
Những năm gần đây, lượng du khách trong và ngoài nước đến Đà Lạt ngày càng tăng. Bên cạnh lượng du khách tới nghỉ dưỡng thì số lượng khách đến Đà Lạt để tìm hiểu về văn hóa, lịch sử ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, thành phố Đà Lạt đã ban hành nhiều chính sách để giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như kiến trúc độc đáo của thành phố; nhiều công trình văn hóa, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội; vui chơi giải trí được xây dựng, Đà Lạt sẽ ngày càng đẹp hơn.
Nếu ai đó hỏi tôi về Đà Lạt như thế nào. Có lẽ chỉ một câu trả lời “Hãy mang người thương yêu nhất của bạn đi cùng”
Nguyễn Khánh Long
Viết từ Chicago, Hoa Kỳ
Sở hữu phong cảnh thiên nhiên thơ mộng, hữu tình, Đà Lạt được biết đến là thành phố của mù sương; thành phố của rừng thông, thành phố của những ngọn đồi, dòng suối, hồ và thác nước. Đà Lạt còn được mệnh danh là thiên đường của những giấc mơ, thiên đường của tình yêu, thiên đường của những lễ hội và thiên đường của các loài hoa. Đến nay, đã có rất nhiều bộ phim tình cảm, lãng mạn được thực hiện tại thành phố này.
Cho dù bạn đến Đà Lạt bằng cách nào, đường bộ hay đường hàng không, cảm giác đầu tiên có lẽ bạn bị mê hoặc bởi tấm thảm lung linh, đầy màu sắc của các loài hoa dại từ những cánh đồng, ngọn đồi và trải rộng đến chân trời. Đó là màu xanh ngọc của rừng thông, màu vàng của cúc quỳ, của hoa Mimosa, màu đỏ thắm của hoa lay ơn hay màu hồng của tình yêu từ những vườn hồng nhung được những người dân nơi đây chăm sóc bằng cả niềm đam mê. Tất cả hòa quyện vào nhau và tạo nên một bức tranh hoàn hảo về màu sắc. Hoa là niềm tự hào của người dân thành phố này; ở đây hoa mọc khắp mọi nơi, trong phòng khách, trên cửa sổ, trong vườn, trên đường phố, trong công viên, có lẽ bất cứ nơi nào có thể mọc được. Vì vậy, đến với Đà Lạt, bạn như lạc vào thiên đường của tự nhiên, cảm giác này sẽ mang lại cho bạn nhiều hứng khởi để khám phá những điều kỳ thú khác về thành phố này.
Đà Lạt có nhiều ngọn đồi, nhiều dòng suối, hồ, thác nước và rừng thông tự nhiên. Mỗi địa danh thường được gắn với những truyền thuyết của những bộ lạc nơi đây như Thung lũng Tình yêu, Đồi Mộng Mơ, Suối vàng… Lạc vào đây, du khách có thể thỏa thuê thưởng thức vẻ đẹp thiên nhiên và thả hồn mình vào những câu chuyện tình lãng mạn, mang lại cho bạn những khoảnh khắc thật nhẹ nhàng, tạm quên đi những khó khăn, vất vả của cuộc sống đời thường.
Bên cạnh những vẻ đẹp do thiên nhiên ban tặng, thành phố Đà Lạt cũng rất nổi tiếng bởi kiến trúc của nó. Nhiều học giả và các nhà nghiên cứu đã từng phát biểu rằng Đà Lạt là Paris thu nhỏ của Việt Nam với nhiều công trình, khu biệt thự có kiến trúc độc đáo, mang đậm phong cách Pháp, quý phái, sang trọng. Đến nay, thành phố vẫn còn duy trì được hàng trăm ngôi biệt thự cổ trong tình trạng khá hoàn hảo. Điều đặc biệt đã mang kiến trúc Pháp đến với Đà Lạt chính là lịch sử của nó. Đà Lạt được phát hiện vào năm 1893 bởi một bác sĩ người Pháp có tên là Alexandre Yersin. Với phong cảnh thơ mộng, hữu tình và thời tiết ôn hoà quanh năm, Đà Lạt được xây dựng thành khu nghỉ dưỡng của chính quyền thực dân Pháp và chế độ phong kiến bù nhìn Việt Nam đầu thế kỷ 20.
Một yếu tố khác góp phần quan trọng trong việc thu hút du khách đến với Đà Lạt, đó chính là văn hóa Đà Lạt. Văn hóa cũng có ý nghĩa là con người bởi chính bản chất con người tạo nên văn hóa. Xuất phát từ lịch sử hình thành của thành phố, bên cạnh những bộ lạc dân tộc thiểu số đã tồn tại lâu đời, hầu hết những cư dân nơi đây là con cháu của những thế hệ trước đã di cư tới vùng đất này từ nhiều địa phương khác trong cả nước. Khi mới tới đây, những người dư cư tập trung sinh sống thành những cộng đồng riêng biệt theo quê quán, văn hóa và lối canh tác của họ, từ đó hình thành nên những xóm, ấp nổi tiếng như ấp Hà Đông, ấp Ánh Sáng, ấp Nghệ Tĩnh, xóm Vạn Thành… trong quá trình phát triển của thành phố, những cộng đồng dân cư này tương tác với nhau qua sản xuất và quan hệ xã hội; mặt khác, sự đô hộ của người Pháp trước năm 1954 và của Mỹ từ năm 1954 – 1975 đã mang nền văn hóa phương Tây hòa quyện vào nền văn hóa địa phương. Tất cả tạo nên phong cách rất riêng biệt của người Đà Lạt.
Nhiều nhà học giả, nhà nghiên cứu và du khách, khi đến với Đà Lạt đều có cùng một nhận xét về con người Đà Lạt: Hiền hòa, mến khách, tốt bụng và rất thân thiện. Những điều đặc biệt tạo nên tính cách người Đà Lạt có thể phần nào do thời tiết ôn hòa, phong cảnh nên thơ, hữu tình đã mang lại cho con người cảm giác gần nhau hơn. Bạn cũng chẳng phải lo lắng gì trong việc giao tiếp với người địa phương. Nếu bạn là du khách nước ngoài, họ có thể nói chuyện với bạn bằng tiếng Anh và nhiệt tình giúp bạn với một phong cách thân thiện, dễ mến. Tỷ lệ người dân biết nói tiếng Anh của Đà Lạt có lẽ là một trong những thành phố tốt nhất cả nước.
Đà Lạt có nhiều quán cà phê để đáp ứng nhu cầu thưởng thức của người dân địa phương cũng như du khách. Trong buổi sáng, du khách có thể thưởng thức một tách cà phê theo phong cách của người Đà Lạt bằng việc tìm cho mình một chỗ ngồi ở một quán cà phê đâu đó quanh hồ Xuân Hương, nhấm nháp từng giọt đắng cà phê, thưởng thức những bản nhạc du dương và thả hồn theo làn sương nhẹ, mỏng manh rơi trên mặt hồ hay quấn quýt bên những ống khói của những ngôi biệt thự cổ. Thưởng thức một tách cà phê theo cách này sẽ mang lại cho bạn cảm giác thật hứng khởi, và đây là lúc để khám phá những điều thú vị khác về Đà Lạt. Có lẽ bạn nên bắt đầu cuộc hành trình của mình bằng việc dừng chân tại Bảo tàng thành phố, những tư liệu và hiện vật tại đây sẽ kể cho bạn nghe về lịch sử hình thành và phát triển của Đà Lạt. Kế tiếp bạn có thể dừng chân tại những dinh thự của vua Bảo Đại, vị hoàng đế cuối cùng của triều đại phong kiến Việt Nam; tại đây những hiện vật có giá trị của lịch sử hầu hết được bảo quản trong tình trạng khá hoàn hảo, chúng sẽ cho bạn một cái nhìn đầy đủ hơn về vị vua này cũng như một giai đoạn của lịch sử Việt Nam trước năm 1975.
Vào buổi trưa, bạn có thể tìm cho mình một chỗ ngồi trong một nhà hàng Âu hoặc một nhà hàng Á, nơi mà hầu hết những món ăn nổi tiếng của các nước trên thế giới đều có thể tìm thấy tại đây. Tuy nhiên, bạn nên tthưởng thức nghệ thuật ẩm thực mang bản sắc riêng của người Đà Lạt tại những nhà hàng ngoại ô. Tại đây bạn sẽ được phục vụ những món ăn truyền thống rất hấp dẫn như cá lóc bọc đất sét nướng trên than hồng, chả giò cuốn, thịt nướng vỉ, gà ta nấu nấm… Hầu hết các món ăn đều được kèm với nhiều loại rau sống và nước chấm khác nhau. Nếu bạn là người sành ăn bạn không thể bỏ qua một món ăn rất ngon, rất nổi tiếng của Đà Lạt mà có lẽ bạn khó tìm thấy ở nơi nào khác, đó là giò heo hầm với hoa Artichoke, một vài loại rễ cây, cỏ và gia vị đặc biệt. Khi thưởng thức món này, vị ngon của thịt heo, vị ngọt của hoa Artichoke hoà quyện với mùi thơm của rễ cây, cỏ và gia vị sẽ mang lại cho bạn những cảm xúc thật khó quên. Tuy nhiên, việc chuẩn bị món này tương đối mất thời gian. Vì vậy để thưởng thức món này, bạn nên đặt trước.
Buổi chiều, bạn nên dành thời gian thăm một trong những cơ sở tranh thêu tay nổi tiếng nhất Đà Lạt, công ty XQ. XQ có một khu triển lãm mang tên “Đà Lạt Sử quán”, nó được thiết kế như một điểm du lịch và cũng là nơi để trưng bày sản phẩm tranh thêu tay. Tại đây, bạn có thể thấy văn hoá, lịch sử và phong cảnh Đà Lạt được tái hiện trong những bức tranh tuyệt đẹp và được bố trí trong một khung cảnh hợp lý về không gian và thời gian. Để hoàn thiện một bức tranh, những nghệ nhân đã phải thêu liên tục trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm! Vật liệu để thêu rất đơn giản, chỉ có chỉ màu, kim, vải và khung gỗ. Tuy nhiên, để có một tác phẩm tranh thêu có giá trị nghệ thuật cao đòi hỏi những nghệ nhân không chỉ có kỹ năng tốt mà còn phải có óc sáng tạo nghệ thuật.
Chia tay Sử quán với những tuyệt tác của những nghệ nhân tài ba, chúng ta hướng đến một làng dân tộc thiểu số K’ho, nép mình dưới chân ngọn Langbian hùng vĩ. Ngọn núi là hiện thân của câu chuyện tình giữa chàng Lang, một tù trưởng đẹp trai, tuấn tú và nàng Bian, một sắc đẹp làm lay chuyển cả núi rừng. Ngôi làng này còn lưu giữ nhiều nghề thủ công và những lễ hội truyền thống rất đặc biệt. Tại đây du khach sẽ không khỏi ngạc nhiên, tự hỏi không biết bằng cách nào mà những tấm thổ cẩm đầy màu sắc, hay những túi xách tay xinh xắn lại có thể làm được từ những khung cửi rất đơn giản.
Khi bóng chiều buông thì cũng là lúc những lễ hội truyền thống của người K’ho được bắt đầu. Những đống củi khô được đốt lên và du khách cùng với người dân địa phương vòng quanh đống lửa hồng bập bùng, thưởng thức những que thịt nướng thơm phức với đặc sản rượu cần Tây Nguyên và ngất ngây với men rượu, điệu múa sôi động theo tiếng cồng, chiêng và những tiếng vỗ tay cổ vũ của những người tham gia. Cồng, chiêng là những nhạc cụ đặc biệt của người K’ho và có lẽ của cả những bộ tộc khác vùng Tây Nguyên. Hiện nay, những nhạc cụ này đã được Tổ chức Văn hoá – Khoa học và Giáo dục của Liên hiệp quốc (UNESCO) công nhận là kiệt tác di sản phi vật thể “Văn hoá cồng chiêng các dân tộc Tây Nguyên”. Mỗi năm có hàng ngàn người đến Đà Lạt để tìm hiểu về loại nhạc cụ độc đáo này.
Tạm biệt cuộc vui bên ánh lửa bập bùng và những điệu múa sôi động của người K’ho, du khách trở về thành phố khi màn đêm đã bao phủ khắp vùng Tây Nguyên; Đà Lạt chợt bừng sáng với những ánh đèn màu, lung linh, soi bóng trên mặt hồ Xuân Hương thơ mộng. Có lẽ đây chưa phải lúc để về khách sạn, ta nên hướng về đồi thông Dinh 3, dừng bước bên quán cà phê khác thường ẩn dật dưới bóng những cây thông già; “Cung tơ chiều”, tên của quán cà phê; “khác thường” có lẽ bởi phong cách khá lạ lùng của nó. Quán chỉ phục vụ khách vào ban đêm với cà phê và nước uống nhẹ không có cồn, không rượu bia. Ngoài ra, bạn không nên nói to khi bước vào đây cũng như không được sử dụng điện thoại trong quán. Lúc đầu bạn có thể cảm thấy không thoải mái, nhưng chỉ ít phút sau khi đã quen thuộc với không khí này, bạn sẽ cảm thấy thực sự thư giãn, vừa nhấm nháp ly cà phê, vừa thưởng thức những bài hát nổi tiếng về Đà Lạt được trình bày bởi những ca sĩ nghiệp dư, họ hát vì lòng say mê và vì tình yêu với Đà Lạt. Người Đà Lạt rất thích ca hát, đặc biệt la những bài hát lãng mạn được viết dành riêng cho Đà Lạt. Trong những năm gần đây, ngày càng nhiều nhà văn, nhà báo, nhạc sĩ và các nhà làm phim trong và ngoài nước đến với thành phố này để tìm cảm hứng sáng tác.
Đêm đã khuya dần, bạn cũng cần phải nghỉ ngơi dành sức cho những cuộc khám phá mới, nhưng đừng quên ghé qua “Chợ Âm phủ” ở trung tâm thành phố để nạp năng lượng cho mình bằng một tô bún bò nóng hổi, bạn sẽ thấy khoẻ lại sau một ngày dài khám phá. Trong lúc bạn ăn, những người xung quanh có thể hỏi thăm hoặc chỉ dẫn bạn những điều cần thiết nhất cho một chuyến đi. Bạn hiếm khi gặp họ vào ban ngày, bởi vì cuộc sống của họ chủ yếu vào ban đêm, nhưng họ biết rất nhiều chuyện và sẵn sàng chia sẻ với bạn. “Chợ Âm phủ” đã từng bị giải tán vài năm, nhưng sau đó đã được phục hồi và hoạt động trở lại, bởi đây là nét văn hoá đã gắn với thành phố mấy chục năm qua.
Những năm gần đây, lượng du khách trong và ngoài nước đến Đà Lạt ngày càng tăng. Bên cạnh lượng du khách tới nghỉ dưỡng thì số lượng khách đến Đà Lạt để tìm hiểu về văn hóa, lịch sử ngày càng tăng. Để đáp ứng nhu cầu này, thành phố Đà Lạt đã ban hành nhiều chính sách để giữ gìn môi trường sinh thái, bảo tồn những giá trị văn hóa, lịch sử cũng như kiến trúc độc đáo của thành phố; nhiều công trình văn hóa, y tế, giáo dục, phúc lợi xã hội; vui chơi giải trí được xây dựng, Đà Lạt sẽ ngày càng đẹp hơn.
Nếu ai đó hỏi tôi về Đà Lạt như thế nào. Có lẽ chỉ một câu trả lời “Hãy mang người thương yêu nhất của bạn đi cùng”
Nguyễn Khánh Long
Viết từ Chicago, Hoa Kỳ
No comments:
Post a Comment