Đà
Lạt về khuya, tiết trời thêm lạnh trong những “cơn mưa sương” thấm dần
vào từng thớ thịt. Bước chân của du khách như thưa thới hẳn, chỉ còn vài
bóng người lẻ tẻ trong những quán cóc ven đường bên những lý sữa đậu
nành nóng hổi. Và đó cũng là lúc chợ rau đêm những ngày cuối năm của phố
núi hội họp.
0 giờ , khung cảnh cuối năm thêm tấp bật, vội vã khi những quán hàng lưu niệm, quán ăn cho khách du lịch bắt đầu rục rịch dọn về. Từ khắp nơi như Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà… hàng rau, hàng hoa, hàng trái cây bắt đầu kĩu kẹt họp mặt. Những chị thương lái đua nhau trả giá, kè cò bớt một thêm hai.
Một khung cảnh chợ đêm nhộn nhịp trong giá lạnh, trong tiếng cười nói nắc nẻ của các chị bốc vác, tiếng kỳ kèo mua bán… Và tất nhiên có cả những tiếng động cơ của những chiếc xe máy, xe tải nhỏ nối đuôi nhau từ huyện lên.
Ngoài chợ đầu mối rau Đà Lạt ở Trại Mát chuyên xuất hàng đi các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ, hầu hết lái buôn ở các huyện lân cận đều lấy hàng từ khu chợ lúc 0g. Chuối, bơ, mít… từ Nam Ban, cà chua từ Đơn Dương, xà lách từ Đức Trọng, hoa ở Thái Phiên, Đa Thiện lần lượt theo những chiếc xe họp mặt dưới bóng đèn cao áp.
Không ai nhìn rõ mặt ai. Đèn pin được dùng để soi chọn quả, cân đếm và trả tiền bằng những bàn tay lạnh cóng. Trời không mưa nhưng rất nhiều người phải mặc thêm chiếc áo mưa.
Ngoài những cảnh buôn bán, “dàn hàng”, chuyển hàng, chợ sớm Đà Lạt còn là nơi để những con người lao động tha hương từ Huế, Quảng Nam, Phú Yên… kiếm cho mình một công việc mưu sinh từ chợ: bốc vác, gọt rau…
Chợ rau, chợ hoa, chợ trái cây từ khắp nơi đổ về từ 0 giờ cho đến sáng Chè, chuối từ Nam Ban (Lâm Hà) vượt qua hơn 30 Km để họp chợ sớm nhất.
Trả giá và đưa tiền bên cạnh đống súp lơ của một nhà vườn Đà Lạt Công việc bốc hàng, gọt rau như thế này kiếm 70.000 đồng mỗi đêm
Một người đàn ông trong khi chưa có việc đã tranh thủ chợp mắt bên ngọn lửa sưởi ấm cạnh khu chợ
Trời lạnh, hai tiểu thương dùng những ly cà phê làm ấm và giúp chống chọi những cơn buồn ngủ để bán hàng đến sáng
Sưu tầm
0 giờ , khung cảnh cuối năm thêm tấp bật, vội vã khi những quán hàng lưu niệm, quán ăn cho khách du lịch bắt đầu rục rịch dọn về. Từ khắp nơi như Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà… hàng rau, hàng hoa, hàng trái cây bắt đầu kĩu kẹt họp mặt. Những chị thương lái đua nhau trả giá, kè cò bớt một thêm hai.
Một khung cảnh chợ đêm nhộn nhịp trong giá lạnh, trong tiếng cười nói nắc nẻ của các chị bốc vác, tiếng kỳ kèo mua bán… Và tất nhiên có cả những tiếng động cơ của những chiếc xe máy, xe tải nhỏ nối đuôi nhau từ huyện lên.
Ngoài chợ đầu mối rau Đà Lạt ở Trại Mát chuyên xuất hàng đi các tỉnh duyên hải miền Trung và Đông Nam bộ, hầu hết lái buôn ở các huyện lân cận đều lấy hàng từ khu chợ lúc 0g. Chuối, bơ, mít… từ Nam Ban, cà chua từ Đơn Dương, xà lách từ Đức Trọng, hoa ở Thái Phiên, Đa Thiện lần lượt theo những chiếc xe họp mặt dưới bóng đèn cao áp.
Không ai nhìn rõ mặt ai. Đèn pin được dùng để soi chọn quả, cân đếm và trả tiền bằng những bàn tay lạnh cóng. Trời không mưa nhưng rất nhiều người phải mặc thêm chiếc áo mưa.
Ngoài những cảnh buôn bán, “dàn hàng”, chuyển hàng, chợ sớm Đà Lạt còn là nơi để những con người lao động tha hương từ Huế, Quảng Nam, Phú Yên… kiếm cho mình một công việc mưu sinh từ chợ: bốc vác, gọt rau…
Chợ rau, chợ hoa, chợ trái cây từ khắp nơi đổ về từ 0 giờ cho đến sáng Chè, chuối từ Nam Ban (Lâm Hà) vượt qua hơn 30 Km để họp chợ sớm nhất.
Trả giá và đưa tiền bên cạnh đống súp lơ của một nhà vườn Đà Lạt Công việc bốc hàng, gọt rau như thế này kiếm 70.000 đồng mỗi đêm
Một người đàn ông trong khi chưa có việc đã tranh thủ chợp mắt bên ngọn lửa sưởi ấm cạnh khu chợ
Trời lạnh, hai tiểu thương dùng những ly cà phê làm ấm và giúp chống chọi những cơn buồn ngủ để bán hàng đến sáng
Sưu tầm
No comments:
Post a Comment